Châu Á và Brazil - Đôi Bạn Cùng Tiến

13 tháng 9 2021
-
3 minutes

Cùng nói về các vấn đề phát triển bền vững chính ở những khu vực mà De Heus có mặt với ông Rinus Donkers (Brazil) và ông Gabor Fluit (châu Á).

Trước hết, các ông có thể chia sẻ câu chuyện về sự ra đời của De Heus ở châu Á và Brazil không?

Ông Gabor: “Để bắt đầu, tôi cần công nhận rằng mọi bước đi đầu tiên của De Heus ở cả châu Á và Brazil đều nhờ cả vào Rinus!”
Ông Rinus: “Từ năm 2007 đến năm 2008, tôi cùng với ông Koen de Heus - người vừa tiếp quản De Heus với anh trai là ông Co - thường xuyên đi đến Việt Nam. Tôi chịu trách nhiệm phát triển kinh doanh vào thời điểm đó, và tôi từng nói Việt Nam sẽ là một nơi phù hợp để bắt đầu kinh doanh.”
Ông Gabor: “Việt Nam là quốc gia đầu tiên mà De Heus bắt đầu hoạt động kinh doanh mới mà không cần nhập khẩu thông qua Koudijs. Tất cả khởi sự từ việc chúng tôi mua lại và tiếp quản nhà máy thức ăn chăn nuôi đầu tiên vào năm 2008. Năm 2012, chúng tôi mở rộng sang lĩnh vực thức ăn thủy sản - một cột mốc quan trọng của De Heus vì đó cũng là lần đầu De Heus sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu. Về sáng kiến chuỗi giá trị, chúng tôi đã đầu tư vào các trại con giống và đang trong quá trình thiết lập một số mảng kinh doanh liên quan đến thực phẩm.”
Ông Rinus: “Ý tưởng mở rộng sang Brazil bắt đầu vào năm 2012. Brazil là một quốc gia rộng lớn và do đó, tiềm năng là vô hạn. Đấy là một siêu cường nông nghiệp và xuất khẩu đi toàn thế giới.”

Đặc điểm chính của các thị trường này là gì? Chúng có vai trò như thế nào đối với các hoạt động ở từng quốc gia?

Ông Rinus: “Đặc điểm của thị trường Brazil là những ông lớn sẽ sở hữu và quản lý toàn bộ chuỗi. Do đó, mọi mắt xích trong chuỗi gia cầm và heo đều được tích hợp đầy đủ. Đó là lý do tại sao, khác với châu Á, chúng tôi không “lấn sân” sâu hơn và chuỗi giá trị với các sáng kiến mới, chẳng hạn như làm trại giống hoặc các lò giết mổ. Nhưng so với các đơn vị kinh doanh của De Heus ở những quốc gia khác, tại Brazil, chúng tôi có hoạt động sản xuất sản phẩm dinh dưỡng sâu rộng nhất. Chúng tôi sản xuất hỗn hợp đậm đặc, thức ăn chăn nuôi, khoáng chất bổ sung cho gia súc để giúp người chăn nuôi sử dụng tối ưu lượng cỏ có sẵn.”

Ông Gabor: “Ở châu Á, nếu chúng tôi thực sự muốn tạo ra sự khác biệt trong việc giúp đỡ những người chăn nuôi độc lập, chúng tôi cần phải vượt lên trên việc chỉ cung cấp thức ăn chăn nuôi chất lượng cao và hỗ trợ kỹ thuật. Các Công ty giống vật nuôi lớn đều do các Công ty thức ăn chăn nuôi lớn điều hành nên không phải lúc nào họ cũng sẵn lòng cung cấp gà con một ngày tuổi cho khách hàng của chúng tôi. Để thực hiện lời hứa cải thiện cuộc sống và thu nhập của những người chăn nuôi độc lập, chúng tôi cần trang bị cho họ các loại con giống chất lượng cao.”
Ông Rinus: “Sự khác biệt lớn giữa hai thị trường của chúng tôi là những 'ông lớn' ở Brazil là khách hàng của chúng tôi, trong khi ở châu Á, họ lại là đối thủ cạnh tranh.”

“Sự khác biệt lớn giữa hai thị trường của chúng tôi là những 'ông lớn' ở Brazil là khách hàng của chúng tôi, trong khi ở châu Á, họ lại là đối thủ cạnh tranh.”

Rinus Donkers

Những thách thức về tính bền vững trong khu vực của các ông là gì và các ông làm thế nào để biến chúng thành động lực thúc đẩy sự phát triển?

Ông Gabor: “Nếu nhìn vào thị trường châu Á, những thách thức mà người chăn nuôi phải đối mặt liên quan đến việc sản xuất đủ thực phẩm an toàn và lành mạnh cho dân số ngày càng tăng trong khi phải giảm việc sử dụng kháng sinh trong sản xuất thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, lượng nước sạch sẵn có để cung ứng cho ngành chăn nuôi cũng là một vấn đề lớn cần được quan tâm. Ở Việt Nam, việc xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long đã và đang xảy ra ngày càng nhiều, trong khi người chăn nuôi bị phụ thuộc vào nguồn nước của sông Cửu Long để chăn nuôi. Bạn có thể tưởng tượng vấn đề này làm thay đổi đáng kể điều kiện sống của người chăn nuôi heo và gia cầm ở những nơi đó, ảnh hưởng đến chất lượng chăn nuôi và lợi nhuận của họ như thế nào. Do đó, chúng tôi hỗ trợ người chăn nuôi của mình chuyển sang nuôi tôm. Khi đó, nước lợ lại trở thành môi trường nuôi hoàn hảo.”
Ông Rinus: “Những thách thức chính mà người chăn nuôi Brazil phải đối mặt là giảm lượng thuốc kháng sinh, sử dụng đất hiệu quả và bảo tồn rừng nhiệt đới. Họ có tiềm năng sản xuất một lượng thực phẩm đáng kể cho cho dân số thế giới đang ngày một tăng, trong đó có 4 đến 5 tỷ người ở Đông Nam Á. Nếu người chăn nuôi có thể tối ưu hiệu quả sử dụng các nguyên liệu thô trong sản xuất đạm động vật, họ sẽ có thể tăng sản lượng lên gấp đôi với cùng một quỹ đất họ đang sử dụng. Đó là những cơ hội lớn nhất để De Heus cung cấp những dịch vụ hỗ trợ.

Brazil là quốc gia có luật chống phá rừng khắt khe nhất thế giới. Dù người dân có trồng đậu nành, bắp hoặc các loại hoa màu khác ở đâu đi chăng nữa, 20% của mỗi hecta đất phải dùng để trồng rừng hoặc tái trồng rừng. Đối với người nông dân ở gần khu vực Amazon, nghĩa vụ trồng rừng hoặc tái trồng rừng tăng lên đến 80% diện tích đất của họ. De Heus đã đóng góp vào việc bảo tồn rừng nhiệt đới qua các tài trợ cho Quỹ Báo đốm Đen (Black Jaguar Foundation) với mục đích trồng 1,7 tỷ cây bản địa để khôi phục Hành lang Sinh thái Araguaia. Quỹ Báo đốm Đen chia sẻ kiến thức trồng trọt cho từng người chăn nuôi của chúng tôi và hỗ trợ họ tự trồng cây. Còn chúng tôi thì giúp họ tăng sản lượng thịt bò được sản xuất trên phần đất còn lại của họ. Theo quan điểm của chúng tôi, đây là một quan hệ đối tác cộng hưởng rõ ràng.”

“Nếu nhìn vào thị trường châu Á, những thách thức mà người chăn nuôi phải đối mặt liên quan đến việc sản xuất đủ thực phẩm an toàn và lành mạnh cho dân số ngày càng tăng trong khi phải giảm việc sử dụng kháng sinh trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Gabor Fluit

Cả hai ông đều có đề cập đến việc giảm thuốc kháng sinh. Ở châu Âu, việc sử dụng kháng sinh nhằm mục đích phòng bệnh trong chăn nuôi đã bị cấm. Ngoài ra, còn có các quy tắc nghiêm ngặt về sử dụng kháng sinh để chữa bệnh trong trường hợp vật nuôi bị bệnh. De Heus châu Á và Brazil có sử dụng kiến thức và kinh nghiệm sẵn có từ châu Âu để thúc đẩy tiến độ hạn chế kháng sinh ở hai khu vực này không?

Ông Gabor: “Chắc chắn rồi! Tôi cảm thấy những hiểu biết và kinh nghiệm từ công tác nghiên cứu, phát triển của các đơn vị kinh doanh khác là những gì khiến De Heus khác biệt. Ở châu Á, chúng tôi tiếp cận việc giảm kháng sinh bằng hai phương pháp. Thứ nhất, chúng tôi cố gắng thuyết phục người chăn nuôi có các lựa chọn các giải pháp thay thế tốt hơn, cũng chất lượng như nhau mà lại hiệu quả hơn về chi phí. Chia sẻ dữ liệu từ các trang trại ở những quốc gia khác đóng một vai trò quan trọng trong việc này.

Ngoài ra, chúng tôi kêu gọi các nhà lập pháp tham gia. Ở châu Á, tầm quan trọng của việc giảm thuốc kháng sinh ngày càng được nhận định rõ ràng bởi một phần lớn dân số đang bắt đầu kháng lại một số loại kháng sinh nhất định. Điều này đang trở thành một trong những vấn đề lớn về chăm sóc sức khỏe ở nhiều nước châu Á.
Trong ba năm qua, chúng tôi mời Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Việt Nam và Myanmar đến thăm Hà Lan để tìm hiểu về cách tiếp cận của Hà Lan đối với việc giảm kháng sinh trong toàn xã hội. Đây là một quá trình lâu dài và có liên kết với toàn bộ hệ thống chăm sóc sức khỏe, nên ngành chăn nuôi chỉ có thể đưa ra một phần giải pháp. Người Hà Lan đã tìm ra điều đó từ nhiều năm trước.”
Ông Rinus: “Tôi đồng ý, De Heus có thể làm gương bằng cách truyền thông những thành công từ các nước trên thế giới đến các thị trường địa phương.

Trong khi nhiều loại kháng sinh đã bị cấm và các loại kháng sinh dùng cho phòng bệnh không còn được sử dụng, việc sử dụng một số loại kháng sinh vẫn hợp pháp ở Brazil. May mắn thay, nhiều Công ty đang chủ động giảm việc sử dụng kháng sinh. Một số Công ty lớn hơn đã xây dựng được chuỗi sản xuất không kháng sinh, thậm chí một số siêu thị cao cấp còn bán các sản phẩm không có kháng sinh. Chúng tôi cũng đang thấy một số bước tiến thú vị từ những người chăn nuôi của chúng tôi. Ví dụ, những người chăn nuôi bắt đầu sử dụng thức ăn cho heo con của De Heus, sản phẩm được sản xuất với thành phần giảm đi 12% kháng sinh.”

Làm thế nào để châu Á và Brazil có thể hợp tác giải quyết các thách thức toàn cầu và địa phương?

Ông Gabor: “Giữa các nước khác nhau luôn tồn tại sự phụ thuộc rất lớn. Chúng tôi không thể đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của dân số ở châu Á mà không có Brazil - nước xuất khẩu ròng đạm và ngũ cốc lớn nhất trên thế giới. Ngược lại, sự tăng trưởng của nền kinh tế Brazil phụ thuộc rất nhiều vào sự tăng trưởng kinh tế ở châu Á. Nếu chuỗi giá trị của chúng tôi ở Đông Nam Á bền vững hơn, chúng tôi có thể giúp sản xuất đậu nành ở Brazil bền vững hơn. Chúng tôi có thể tạo ra tầm ảnh hưởng to lớn, bởi vì chúng tôi có các Công ty ở cả hai bán cầu.”

Ông Rinus: “Chúng ta cần nhấn mạnh tầm quan trọng của Chương trình Responsible Feeding. Chúng tôi cần sự hợp tác hỗ trợ lẫn nhau giữa các châu lục và trên toàn cầu để làm hình mẫu. Tôi tin rằng các giải pháp được tạo ra ở những quốc gia khác cũng có thể được triển khai tại đây.”