Một Số Bệnh Thường Gặp Ở Thỏ Cần Lưu Ý Trong Mô Hình Nuôi Thỏ Thịt Hiện Nay (Phần 2)

04 tháng 12 2020
-
3 phút

Trong bài viết lần trước, chúng tôi đã viết về 2 bênh chủ yếu thường gặp nhất trong mô hình nuôi thỏ thịt hiện nay là bệnh bại huyết và tiêu chảy để người chăn nuôi thỏ nắm rõ và có những giải pháp phòng tránh và chữa trị hiệu quả. Đến với bài viết lần này, De Heus tiếp tục cung cấp thông tin đến với bà con chăn nuôi thỏ hiện nay về một số bệnh khác, cũng khá phổ biến trên thỏ.

1, Bệnh cầu trùng trên thỏ

Bệnh cầu trùng trên thỏ thường tồn tại ở 2 thể: cầu trùng gan và cầu trùng ruột non

Cầu trùng gan do một loài cầu ký trùng có tên là Eimeria stiedae gây ra. Thỏ bị nhiễm bệnh chủ yếu là do ăn phải bào tử gây nhiễm, tỷ lệ nhiễm bệnh tương đối cao (vừa phải đến cao) Eimeria stiedae sống ký sinh trong tá tràng, từ đó chúng xâm nhiễm vào gan qua máu hoặc qua tế bào Lympho xâm nhập vào các tế bào biểu mô của mạch máu và bắt đầu sinh sản bằng cách phân chia liên tục.

Triệu chứng thường biểu hiện rõ ở thỏ con bao gồm biếng ăn, suy nhược cơ thể, phần bụng thường to và thõng xuống (bụng sệ). Khi chúng ta sờ nắn vào vùng bụng sẽ thấy gan bị sưng to do các khối ung thư của gan. Tỷ lệ chết thướng thấp ngoại trừ thỏ con).

Với một số biểu hiện bệnh lí đặc trưng như: Gan của thỏ bệnh thường sưng to lên gấp nhiều lần, bề mặt gan nhẵn bóng, có nhiều hạt màu trắng xám có chứa mủ màu vàng bên trong)

Cầu trùng ruột non thường do nhiều loại cầu ký trùng gây nên như: Eimeria magna, Eimeria irresidua, Eimeria perforans và Eimeria media gây ra. Tất cả chúng đều xâm nhiễm qua đường tiêu hoá, chúng có khả năng bám dính vào các tế bào biểu mô ruột non và nhân lên ở đó. Thỏ bị nhiễm bệnh chủ yếu là do ăn phải bào tử gây nhiễm, tỷ lệ nhiễm bệnh và tỷ lệ chết tương đối cao.

Triệu chứng có thể thay đổi khác nhau và thể hiện rõ ở thỏ con. Bao gồm: thỏ còi cọc chậm lớn (giảm cân). Con vật thường bị ỉa chảy, tuỳ theo mức độ nặng hay nhẹ mà trong phân có lẫn dịch nhầy hoặc máu tươi. Thỉnh thoảng Thỏ non thường chết cấp tính. Thỏ lớn thường đào thải noãn nang ra ngoài môi trường mà không thể hiện triệu chứng lâm sàng.

Cách phòng và trị bệnh cầu trùng cho thỏ

  • Hạn chế phòng bệnh bằng Amprolium (ức chế hấp thu B1) để không làm tổn hại đến hệ vi sinh vật manh tràng
  • Nên dùng Toltrazuril làm thuốc phòng và Sulfaquinoxalin làm thuốc trị (hiệu quả điều trị cao hơn).

Thuốc phòng và trị bênh cầu trùng cho thỏ

Cocci Zione 50

Thành phần: trong 1 lít dung dịch có:

 Toltrazuril …………….……………………………………..50g


 Công dụng:

  • Phòng và trị bệnh cầu trùng gây tiêu chảy trên heo con theo mẹ
  • .Liều lượng và cách dùng
  • Cho uống 1 lần duy nhất với liều 1ml/con vào lúc 3-7 ngày tuổi.
  • Bảo quản nơi khô mát, tránh ánh sáng trực tiếp  
  • Ngưng sử dụng sản phẩm 70 ngày trước khi giết mổ.
  • Nhà sản xuất: Shinil Biogen – Hàn Quốc

Vicox Toltra

Thuốc này có hoạt phổ tác dụng rộng chống lại các Protozoa và đặc biệt với các chủng gây bệnh cầu trùng như : Eimeria tenella, E.necatrix, E.Brunetti, E.acervulina, E.maxima, E. praecox ký sinh ở manh tràng, ruột non, ruột già ở thỏ.

Vicox Toltra ức chế sự phát triển tất cả các giai đoạn của cầu trùng ( Giai đoạn nội sinh, sinh sản vô tính – hữu tính).

Cách dùng:

  • Pha vào nước cho uống với liều: 1ml Vicox Toltra với 1 lít nước (hoặc nồng độ 25 ppm) dùng trong 2 ngày liên tiếp.
  • Vicox Toltra dùng chung được với các chất bổ sung trong thức ăn và các loại thuốc phổ biến cho gia cầm.
  • Vicox Toltra có độ an toàn cao ( quá liều gấp 10 lần theo yêu cầu cũng được hấp thu và không có dấu hiệu ảnh hưởng).
  • Chú ý: Ngưng sử dụng 4 ngày trước khi giết mổ.

Sulfaquinoxaline


Thành phần

Mỗi ml chứa: Sulfaquinoxaline 32,5 mg; Pyrimethamine 9,8 mg; Exp.qs 1 ml

Công dụng

Phòng và đặc trị hiệu quả bệnh cầu trùng do Eimeria và ký sinh trùng đường máu do Leucocytozoon trên gà , gà tây và đà điểu.

Cách dùng

  • Pha vào nước uống.
  • Đối với bệnh cầu trùng:
  • Phòng bệnh: 1,5 ml pha với 1 lít nước uống. Cho uống 2 ngày liên tiếp. Nếu thấy nguy cơ còn mắc bệnh (đàn gà nuôi trong vùng có dịch) thì cho uống tiếp lần 2, cách lần đầu 3 ngày.
  • Trị bệnh: 1,5 ml pha với 1 lít nước uống. Cho uống 2 ngày liên tiếp, ngưng 3 ngày, sau tiếp tục cho uống 2 ngày, ngưng 3 ngày. Có thể lặp lại theo chu kỳ 5 ngày (2 ngày uống, 3 ngày nghỉ) cho tới khi các triệu chứng bệnh chấm dứt. 
  • Cách pha thuốc dùng cho hệ thống uống tự động: Pha 1 lít thuốc với 4 lít nước uống, ta được 5 lít dung dịch đậm đặc. Sau đó, mỗi lít dung dịch đậm đặc dùng pha với 132 lít nước uống trong bồn.    

Đối với bệnh ký sinh trùng đường máu:

Phòng : 1 ml/lít nước uống, liên tục 1 tuần, nghỉ 1 tuần, tiếp tục lập lại cho đến khi gia cầm được 3 tháng tuổi thì mỗi tháng dùng 3-5 ngày.

Trị: 2 ml/lít nước uống, liên tục 5-7 ngày. Kết hợp thêm kháng sinh phổ rộng để trị bệnh đồng nhiễm.

2, Bênh ghẻ trên thỏ

Bệnh ghẻ trên thỏ là bệnh ký sinh ngoài da, khá phổ biến ở những chuồng nuôi ẩm thấp, vệ sinh kém. Con ghẻ ký sinh trên da thỏ thông qua chuồng nuôi, dụng cụ, chim chuột … Bệnh này chủ yếu phân thành 2 loại : bệnh ghẻ đầu và bệnh ghẻ tai

Bệnh ghẻ đầu do Notoedres ký sinh gây bệnh ở mí mắt, mõm, mũi, mép lan sang cổ gáy, ngón chân, hậu môn và cơ quan sinh dục

Bệnh ghẻ tai do Psoroptes ký sinh gây bệnh trong lỗ tai, vành tai

Triệu chứng của bệnh này rất dễ để người nuôi nhận biết như: Ngứa, rụng lông. Thỏ thường lắc đầu, vuốt mặt, dụi đầu vào thành chuồng, cào chuồng, dậm chân sau. Nếu điều trị muộn thỏ bị viêm da, nhiễm trùng và có thể chết do suy nhược.

Một số thuốc để điều trị bệnh ghẻ cho thỏ:

Tiêm Ivermectin

Vimectin

Công thức:

Trong 1 ml chứa:

Ivermectin.................................................. 3 mg

Exp.qsp....................................................... 1 ml

Công dụng:

Trị nội, ngoại ký sinh trùng.

Liều dùng: Dùng tiêm bắp hay tiêm dưới da, khi phát hiện bệnh chỉ tiêm 01 liều duy nhất.

  • Trâu, bò, dê, cừu:1 ml/14-16 kg trọng lượng cơ thể
  • Heo:1ml/8-10 kg trọng lượng cơ thể.
  • Chó, mèo, thỏ: 1 ml/12-15 kg trọng lượng cơ thể
  • Gia cầm:1 ml/15 kg trọng  lượng cơ thể

* Để phòng bệnh 2 - 3 tháng sau tiêm lại 01 lần

Lưu ý

  • Không dùng quá liều qui định
  • Thuốc còn thừa trong lọ, nếu bảo quản tốt vẫn còn hiệu lực sau 3 - 4 tháng.

Thời gian ngưng sử dụng: Trước khi giết mổ: Heo, dê, cừu: 28 ngày; Trâu, bò: 42 ngày; Gia cầm: 12 ngày.

Pharmectin

Thông tin thuốc:

  • 1 lọ 5ml
  • Trong 1ml thuốc chứa 2,5 Ivermectin

Tác dụng thuốc:

  • Phòng và trị bệnh ve, ghẻ, rận, giòi, mò, mạt… ở chó mèo và gia súc, gia cầm
  • Tiêu diệt và điều trị các loại giun tim, phôi, thận, mắt ở chó, mèo, gia súc, gia cầm

Liều lượng cách dùng:

Tiêm dưới bắp thịt và tiêm dưới da

  • Trâu, bò, bê, nhé, dê, cừu: 1ml/12kgP/lần.
  • Lợn, chó, mèo: 1ml/7 – 8kgP/lần.
  • Gà, chim, đà điểu: 1ml/12kgP/lần.

3, Bệnh sổ mũi ở thỏ

Nguyên nhân do xoang mũi thỏ có nhiều vách ngăn phức tạp tích tụ bụi, các vi khuẩn và dể bị tác động bất lợi của khí thãi chuồng nuôi (NH3, H2S) làm xuất hiện bệnh lẻ tẻ hay thành dịch làm chết nhiều thỏ cùng lúc. Một số vi khuẩn cơ hội (Pasteurella, Bortedella) có thể gây bệnh kết hợp như tụ huyết trùng, viêm phổi, viêm mắt hay viêm não… làm thỏ chết nhiều hơn. Bên cạnh đó, thay đổi thời tiết, môi trường nhiều khí độc cũng làm bệnh trở nên trầm trọng thêm.

Bệnh này có một số triệu chứng như: Thỏ bị ngứa mũi, thường dung 2 chân trước dụi mũi làm mũi bị trầy, lông bàn chân dính dịch mũi bết lại, sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mũi. Ăn ít, lông xù, phản ứng chậm chạp. Chuyển viêm phế quản, viêm phổi, sốt cao 41-42oC. Cuối cùng chết lác đác rồi tăng dần.

Cách phòng tránh bệnh sổ mũi trên thỏ

Bà con chăn nuôi nên xây dựng chuồng nuôi thỏ ở những nơi thoáng mát, Lưu ý tuyệt đối không để nước tiểu làm ẩm nền, bốc khí độc. Bên cạnh đó, nên dọn phân thường xuyên để đảm bảo chuồng trại sạch sẽ, tranh lây lan mầm bệnh.

Một số thuốc điều trị bệnh sổ mũi cho thỏ :

Ở mỗi giai đoạn của bệnh, đều có những cách điều trị khác nhau:

  • Khi bệnh mới phát: Nhỏ mũi bằng nước sinh lý mặn NaCl 0,9%. Có thể dung thuốc người. Mỗi bên 1 giọt, 2-3 lần/ngày. Khắc phục môi trường bất lợi.
  • Khi mũi thỏ bắt đầu viêm đỏ, chảy nước mũi: Nhỏ mũi bằng dung dịch kháng sinh. Mỗi bên 1 giọt, 2-3 lần/ngày. Khắc phục môi trường bất lợi.
  • Khi thỏ bắt đầu sốt, và đã chết lác đác: Tiêm kháng sinh Streptomycine: 0,1g/kg thể trọng (lọ 1 g cho 10kg thỏ). Kanamycine:     0,05g/kg thể trọng (lọ 1g cho 20kg thỏ). Khắc phục môi trường bất lợi.

Với một số thông tin hữu ích liên quan đến các bệnh về thỏ trong bài này, De Heus mong rằng sẽ phần nào giúp bà con chăn nuôi thỏ hiện nay hiểu rõ và có những biện pháp hợp lí để cải thiện hiệu quả trong mô hình chăn nuôi thỏ thịt của mình.