Nuôi vịt biển – Giải pháp chăn nuôi cho vùng nhiễm mặn

06 tháng 4 2020
-
2 phút

Gần đây, tình hình hạn mặn xâm nhập tại các tỉnh miền Tây đang ngày càng phức tạp, gây nhiều thách thức cho người dân và sản xuất nông nghiệp. Việc triển khai mô hình nuôi vịt biển đang được xem là xu hướng mới đem đến cho người dân vùng bị nhiễm mặn thêm một lựa chọn sinh kế mới, cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập.

Theo Cục Chăn nuôi, Việt Nam có đàn thủy cầm đứng thứ hai thế giới sau Trung Quốc. Thủy cầm là con vật dễ nuôi, có khả năng tận dụng các phế phẩm nông lâm nghiệp, côn trùng, thủy sinh làm thức ăn và chịu được độ mặn gần 20%, trong khi heo chịu được dưới 5%, dê chịu đc dưới 7%, gà, vịt thịt khác chỉ chịu đc 1-2%. Ngoài ra, Việt Nam đang có bộ giống thủy cầm rất phong phú, đa dạng, làm chủ được công nghệ SX con giống thủy cầm bố mẹ với năng suất và chất lượng cao. Các giống vịt siêu thịt, siêu trứng cao nhất thế giới đều được nhập về, đưa vào sản xuất rất hiệu quả.

Giống vịt biển cho năng suất thịt và trứng khá trong nhóm vịt chuyên dụng, cụ thể năng suất trứng đạt từ 235 - 245 quả/mái/năm; vịt thương phẩm nuôi khoảng 9 tuần sẽ đạt được 2,7 đến 2,8 kg, tùy theo điều kiện chăn nuôi. Thực tế ở vùng ĐBSCL, vịt nuôi 70 ngày đã đạt được 2,8 kg cho hiệu quả kinh tế cao.

Bên cạnh đó, mô hình nuôi vịt biển kết hợp nuôi cá hoặc nuôi vịt biển trên vùng nuôi tôm hoang hóa do bị biển xâm thực và thiếu nước ngọt cũng là một xu thế mới, tạo hướng đi hiệu quả trong phát triển kinh tế hộ. Ví dụ, đàn vịt biển theo mô hình thí điểm kết hợp nuôi cá của chị Nguyễn Thị Kim Hiếu, ấp Rãnh, xã Phú Đông, có tỷ lệ sống và tăng trọng nhanh hơn 10%-15% so với các giống vịt nuôi trước đó. Trứng vịt biển to, vỏ dày, nhiều lòng đỏ và vị ngon hơn so với vịt nuôi nước ngọt.Với giá trung bình 5.000 đồng/trứng, sau khi trừ phí thức ăn, cho thu nhập bán trứng 200.000 - 400.000đồng/ngày/hộ

TS.Nguyễn Giang Thu, Phó Vụ trưởng vụ KH, CN- MT cũng cho rằng, giống vịt biển đang bắt đầu triển khai nuôi ở ĐBSCL, là mô hình phát triển đúng hướng. Còn ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi nhấn mạnh, khu vực ĐBSCL có nhiều lợi thế nuôi vịt, đặc biệt là nuôi vịt chạy đồng, chiếm 37% tổng số đầu vịt; chiếm 39% tổng sản lượng trứng. Đây cũng là khu vực có đàn vịt lớn và gần đầu mối tiêu thụ thịt vịt là TP.HCM. Theo định hướng đến năm 2020 sẽ phát triển lên 100 triệu con vịt, trong đó khoảng 40 triệu vịt chuyên trứng.

Hiện nay De Heus hiện đang cung cấp ra thị trường những sản phẩm thức ăn chăn nuôi vịt thịt của cả 3 thương hiệu: