Thị Trường Thức Ăn Thủy Sản Năm 2020 : Nhiều Biến Đổi Khó Lường

19 tháng 8 2020
-
3 phút

Năm 2019, thị trường thức ăn thủy sản châu Á thuận lợi nhờ trại nuôi được mở rộng, nông dân tích cực học hỏi cách quản lý dịch bệnh và chi phí sản xuất. Tuy nhiên, thị trường năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trên toàn cầu, thị trường này có nhiều chuyển biến đáng kể.

Sức tiêu thụ thức ăn thủy sản giảm 40%

Covid-19 đã khiến cho chuỗi cung ứng thức ăn thủy sản trở nên khó đoán và đầy bất ổn, đòi hỏi những chiến lược đáp ứng nhu cầu thức ăn thủy sản trong tương lai. Dù một số công ty sản xuất thức ăn thủy sản đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho những rủi ro phía trước, nhưng những tình huống mà ngành thức ăn thủy sản 2020 phải đối mặt lại rất khác thường. Ngoài mục tiêu chung là duy trì hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp thức ăn cũng đang nỗ lực đảm bảo việc làm cho người lao động.

Các công ty chế biến thức ăn thủy sản trên khắp châu Á cũng đang đối mặt những thách thức tương tự. Cụ thể, tại Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ, song song với quy định giãn cách xã hội, hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi có thể tiếp diễn bình thường nhưng đòi hỏi phải làm việc thành những nhóm nhỏ. Sự gián đoạn chuỗi cung ứng đã kìm hãm tốc độ sản xuất. Các hãng phân phối thức ăn chăn nuôi buộc phải làm việc tại nhà dù không gặp phải những vấn đề logistics như giao nhận nhưng thanh toán thức ăn cũng bị chậm hơn do doanh số bán hàng kém hoặc nông dân nhân cơ hội đại dịch phức tạp đã trì hoãn thanh toán.

Ở một số nước có tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và căng thẳng, chính quyền địa phương buộc phải tạm ngừng các hoạt động của các nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản ở đó. Điều này khiến cho doanh thu và sản lượng sụt giảm một cách nhanh chóng. Song song đó, những công ty này cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức như về vấn đề vận chuyển hạn chế. Người nông dân không xuất bán được vật nuôi vì tình hình thị trường màu dịch quá ảm đạm, nhưng họ vẫn phải tiếp tục duy trì việc cho tôm cá ăn, đẩy chi phí lên cao, có nguy cơ dẫn đến thu lỗ. Dự báo trong năm 2020, nếu tình hình vẫn tiếp tục ảm đạm như vậy, thì mức tiêu thụ thức ăn thủy sản sẽ sụt giảm nghiêm trọng hơn.

 

Kỳ vọng thị trường thức ăn thủy sản sẽ phục hồi vào quý III năm 2020

Tại Việt Nam, tiêu thụ thức ăn thủy sản cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nửa đầu năm 2020 sẽ là khoảng thời gian rất khó khăn với các hoạt động kinh doanh thức ăn thủy sản nhưng hy vọng vẫn có thể phục hồi từ quý III năm nay. Nhiều nhà máy thức ăn nhỏ lẻ tại việt Nam có nguy cơ đóng cửa trong năm nay trước sự cạnh tranh khốc liệt từ những đối thủ lớn hơn - những công ty có lợi thế quy mô sản xuất lớn và trang trại nuôi gia cầm, heo, thủy sản riêng nên vẫn duy trì sản lượng thức ăn cao và ổn định quanh năm

Tại De Heus – công ty chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi thuộc top 3 Việt Nam - vẫn duy trì hoạt động suốt giai đoạn dịch bệnh bằng cách thay đổi từ những điều thông thường sang bất thường và dần thích nghi với tình hình, như hạn chế gặp gỡ trực tiếp khách hàng, họp trực tuyến, đào tạo nhóm kinh doanh và tối ưu hóa kiểm soát nội bộ… Đặc biệt, De Heus vẫn cố gắng duy trì các hoạt động ở các nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Với phương châm luôn đồng hành và sát cánh với người chăn nuôi, De Heus tin rằng bằng những nổ lực và cố gắng của mình, chúng tôi sẽ cùng người chăn nuôi vượt qua được giai đoạn khó khăn này, phát triển mạnh hơn trong tương lai sắp tới.