Tiềm Năng Cá Rô Phi Trong Thị Trường Thủy Sản

22 tháng 9 2020
-
2 phút

Vì sao một loài cá có thị trường rất rộng, nhu cầu tiêu thụ lớn, tuy nhiên, ngành thủy sản nước ta vẫn chưa tận dụng được mặc dù Việt Nam có tiềm năng lớn trong nuôi đối tượng này?

Triển vọng của cá rô phi

Ngày nay, rô phi là loài cá nuôi quan trọng thứ hai trên thế giới sau cá chép với sản lượng toàn thế giới của cá rô phi đã vượt qua sản lượng của cá hồi và các loài cá da trơn. Với tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và có thị trường rộng khắp thế giới, ngành công nghiệp nuôi cá rô phi sẽ tiếp tục mở rộng đáng kể trong tương lai nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm khi dân số thế giới ngày càng tăng.

Năm 2020, diện tích nuôi cá rô phi Việt Nam dự kiến đạt 33.000 ha, thể tích nuôi lồng bè trên sông và hồ chứa 1,5 triệu m3; sản lượng 300.000 tấn, trong dó 30 - 35% phục vụ xuât khẩu. Phân đâu đên năm 2030, vùng nuôi cá rô phi đạt 40.000 ha, 1,8 triệu m3 lồng, sản lượng 400.000 tấn.

Bên cạnh đó, chúng ta đã chủ động được phần lớn nguồn cá rô phi giống chất lượng. Cả nước hiện có 255 cơ sờ sản xuất, ương dưỡng giống cá rô phi, trong đó có 65 cơ sở nuôi giữ đàn cá bố mẹ với khoảng 950.000 cá thể, sản xuất được khoảng trên 1,1 tỷ cá rô phi bột, trên 600 triệu cá rô phi giống, số lượng giống này đáp ứng được 75% nhu cầu nuôi trồng hiện nay, phần còn lại được nhập khẩu từ các nước như Trung Quốc, Thái Lan...

Các tỉnh phía Bắc có khoảng 105 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống cá rô phi, sản xuất được 250 triệu con giống. Những năm trước đây, ở các tỉnh phía bắc thường bị thiếu cá giống vào đầu vụ nuôi. Tuy nhiên, từ năm 2014 trở lại đây với việc hoàn thành công nghệ sản xuất là lưu giữ giống cá rô phi qua đông kết hợp với vận chuyển cá bột từ các tỉnh phía Nam như Quảng Nam, Tiền Giang... ra các tỉnh phía Bắc ương đã góp phần chủ động con giống, giảm thiều việc thiếu hụt cá giống vào đầu vụ nuôi.

Thức ăn và cách thức nuôi cá rô phi

Có nhiều loài cũng như nhiều dòng rô phi khác nhau có thể phát triển tốt ở các vùng nước, từ nước ngọt đến nước mặn. Chúng có tiềm năng cho năng suất cao và nhiều loài có thể được nuôi bằng thức ăn cho cá chủ yếu dựa trên protein có nguồn gốc thực vật. Trong nhiều lĩnh vực, nuôi cá rô phi là một hoạt động quan trọng, tạo ra nguồn protein cần thiết, tạo ra việc làm và ngoại tệ, đem đến cơ hội để đa dạng hóa sản phẩm trong nước.

Sản xuất cá rô phi đi từ hệ thống rất đơn giản (ao đất nhỏ) cho đến những hệ thống có kỹ thuật rất phức tạp (trong đó có hệ thống tuần hoàn). Những hệ thống sản xuất đơn giản có các đặc trưng là ít kiểm soát chất lượng nước và giá trị dinh dưỡng của nguồn cung cấp thực phẩm, sản lượng cá đạt được thấp. Khi những kỹ thuật kiểm soát tốt được phát triển và áp dụng trong quản lý chất lượng nước cũng như trong dinh dưỡng thủy sản thì chi phí và năng suất trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích cũng tăng thêm.

Trong quá trình phát triển từ thấp đến cao, những hệ thống sản xuất cá rô phi có thể được mô tả bằng các hệ thống nuôi: quảng canh, bán thâm canh và thâm canh. Các hình thức nuôi này được đặc trưng bởi sự thay đổi rõ rệt về mức độ đầu tư, chi phí vận hành, mức độ quản lý, rủi ro, năng suất …

De Heus hiện nay đang có dòng sản phẩm thức ăn dành cho cá rô phi với nguồn nguyên liệu cao cấp, ổn định, không chứa độc tố nấm mốc, vi khuấn gây bệnh, các loại kháng sinh và hóa chất bị cấm sử dụng theo quyết định hiện hành của Bộ NN & PTNT.  Sản phẩm thức ăn cho cá rô phi với thành phần dinh dưỡng được cân đối hợp lý đáp ứng tốt nhất yêu cầu của cá cũng như thành phần acid amin được cân đối, kích thích tính thèm ăn giúp màu cá tươi tắn, thịt dày. Viên cám có độ nối cao và bền trong nước và giảm chất thải ra môi trường.