Chịu Trách Nhiệm Cho Thế Hệ Tương Lai

29 tháng 3 2022
-
5 minutes

Nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu lương thực cho dân số toàn cầu không ngừng tăng trưởng sao cho có trách nhiệm và bền vững đặt ra nhiều thách thức. Đó là những thách thức ta chỉ có thể xử lý khi chung tay đề ra các giải pháp toàn diện.

Là một doanh nghiệp gia đình trong lĩnh vực dinh dưỡng động vật, De Heus mong muốn không ngừng nỗ lực đóng góp vào công cuộc sản xuất thực phẩm an toàn và lành mạnh theo hướng bền vững. Càng mở rộng quy mô trên toàn cầu, chúng tôi càng ý thức được trách nhiệm của mình với thế giới. Đây là lý do vì sao chúng tôi chủ động phát triển các giải pháp nhằm kiến tạo giá trị cho khách hàng, đối tác trong chuỗi cung ứng, cộng đồng địa phương và môi trường sinh thái.

Tích hợp phát triển bền vững vào chiến lược của công ty

Trong hai năm vừa qua, De Heus đã có những bước đi quan trọng nhằm xác định đóng góp của mình vào quá trình phát triển bền vững của ngành sản xuất thực phẩm. Cột mốc then chốt là sự ra đời của chương trình bền vững toàn cầu Responsible Feeding vào năm 2020. Chương trình hướng đến giúp đỡ các đơn vị kinh doanh thiết lập những mục tiêu và kế hoạch hành động cụ thể, tạo ra giá trị và tác động lên thị trường cũng như cộng đồng địa phương. Chương trình Responsible Feeding được thiết kế dựa trên bốn trụ cột bao hàm các hoạt động của De Heus và vị thế của chúng tôi trong chuỗi cung ứng sản xuất thực phẩm: Feed for Food (Từ thức ăn chăn nuôi đến thực phẩm cho người), Sustainable Supply Chain (Chuỗi cung ứng bền vững), Fostering Communities (Chăm sóc cộng đồng) và Thriving Employees (Thúc đẩy nguồn nhân lực).

 

Bất chấp nhiều hạn chế do COVID-19 gây ra, cũng trong năm đó, chúng tôi vẫn có thể triển khai thành công chương trình Responsible Feeding ở hầu hết các đơn vị kinh doanh của De Heus thông qua các hội thảo trực tuyến. Chương trình nhận được phản hồi rất tích cực với quyết tâm xác định ý nghĩa của phát triển bền vững từ các đồng nghiệp của chúng tôi trên toàn cầu.  

 

Các đơn vị kinh doanh hối thúc De Heus xác lập những hoài bão mang tính toàn cầu để định hướng công ty trong tương lai.

 

Bước đà này dẫn tới Hội nghị Bền vững Toàn cầu đầu tiên của De Heus diễn ra vào tháng 3 năm 2021. Hội nghị trực tuyến kéo dài bốn ngày này đã tạo điều kiện để chuyên gia của Tập đoàn và các đơn vị kinh doanh đối thoại cởi mở về bốn thách thức cấp bách nhất mà ngành chăn nuôi phải đối mặt: sự giảm thiểu kháng sinh, tính bền vững của đậu nành, năng lực cắt giảm dấu chân carbon, và nỗ lực giúp người chăn nuôi phát triển kinh doanh của họ. Chúng tôi trao đổi các góc nhìn đa chiều, đặt ra những vấn đề cần ưu tiên và nhìn nhận cơ hội để chung tay giải quyết các thách thức này. Cùng với Co và Koen de Heus, hai giám đốc điều hành của Tập đoàn De Heus, bốn Mục tiêu Xanh Toàn cầu đã được thiết lập. Đó chính là câu trả lời của chúng tôi cho những thách thức bền vững lớn nhất trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi ngay lúc này.

 

De_Heus_Animal_Nutrion_Sustainability_Taking_responsibility_for_Future_generations_EPI2.jpg

Giải pháp chuỗi toàn diện đem lại giá trị

Trong năm 2022, chúng tôi sẽ thực hiện đo lường hiện trạng các chỉ số bền vững quan trọng toàn tập đoàn nhằm tạo ra một nền tảng tốt để tiếp tục phát triển chính sách bền vững của công ty. Định tính Đây là một việc làm quan trọng và cần thiết để giúp thiết lập những mục tiêu SMART, theo dõi tính hiệu quả cũng như tiến độ thực hiện các cam kết của công ty trên quy mô toàn cầu. Đồng thời, có những tiến triển bên ngoài thúc đẩy De Heus ngày một minh bạch hơn. Các đối tác chuỗi cung ứng muốn biết được dấu chân carbon của chúng tôi, các đối tượng hữu quan hỏi hiệu suất ESG của chúng tôi ra sao, và song song là việc Hướng dẫn Báo cáo Phát triển Bền Vững cho Doanh nghiệp của Liên minh châu Âu cũng sẽ chính thức có hiệu lực từ năm 2023.

 

Phát triển bền vững đã trở thành mắt xích chung kết nối các nhân tố trong suốt chuỗi sản xuất thực phẩm, đòi hỏi sự cân đối giữa chi phí, con người và cả hành tinh. Giải pháp có vẻ là bền vững ở một đầu của chuỗi sản xuất có dẫn đến các thực hành không bền vững ở đầu bên kia. Do đó, thúc đẩy và xúc tiến hoạt động hợp tác là việc hết sức quan trọng trong hành trình tiến tới trạng thái bền vững, giúp chúng ta phát triển những giải pháp toàn diện, mang lại giá trị bền vững cho tất cả các nhân tố trong chuỗi. Từ người trồng đậu nành đến người chăn nuôi, đến người tiêu dùng thịt. Từ quốc gia sản xuất đến quốc gia tiêu thụ.

Phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững, Mục tiêu Xanh toàn cầu của De Heus phản ánh tham vọng của chúng tôi trong việc sản xuất thức ăn chăn nuôi và thực phẩm bền vững hơn vào năm 2030

Giảm thiểu sử dụng kháng sinh

Thực trạng kháng thuốc kháng sinh đã gia tăng đáng kể trong những thập kỷ gần đây. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng này là việc lạm dụng và sử dụng quá mức các thuốc kháng sinh ở người, động vật và thực vật. Do đó, việc áp dụng những giải pháp để sử dụng chúng một cách thận trọng hơn trong chuỗi sản xuất đạm động vật là rất quan trọng.

  • Vào năm 2030, De Heus là đối tác hàng đầu đồng thời đóng vai trò là bên hướng dẫn toàn bộ chuỗi giá trị sử dụng kháng sinh một cách thận trọng hơn, nhằm cải thiện sức khỏe vật nuôi tại trang trại. 
  • Vào năm 2030, De Heus sẽ không sử dụng kháng sinh làm chất thúc đẩy tăng trưởng hoặc như một biện pháp phòng ngừa. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ không sử dụng bất kỳ loại kháng sinh quan trọng nào của con người (theo WHO) để chữa bệnh.

Đồng hành cùng người chăn nuôi địa phương phát triển

Những nhà chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản độc lập đóng một vai trò quan trọng trong an ninh lương thực của địa phương, đặc biệt là ở các nước mà ngành nông nghiệp vẫn đang phát triển. Hướng đến mục tiêu hỗ trợ kinh doanh và cải thiện tính chuyên nghiệp cho người chăn nuôi, giúp họ củng cố vị thế của mình trong chuỗi nhằm cải thiện khả năng phục hồi của các chuỗi giá trị địa phương và khả năng tiếp cận với thực phẩm an toàn và lành mạnh, năm 2030, De Heus sẽ đào tạo 100.000 người chăn nuôi và nhân viên trang trại về việc quản lý trang trại một cách chuyên nghiệp chuyên nghiệp, giảm thiểu kháng sinh, đảm bảo phúc lợi động vật, an toàn sinh học, đa dạng sinh học, và giảm phát thải CO2.

Tăng cường nguồn cung ứng nguyên liệu thô bền vững

Khi nhu cầu về đạm động vật tiếp tục tăng trên toàn cầu, chúng ta cần giảm những tác động tiêu cực của việc sản xuất lương thực đến khí hậu và môi trường để bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên . Chuỗi giá trị nhằm phát triển bền vững ở các nước sản xuất và khuyến khích các nhà cung cấp tìm nguồn nguyên liệu bền vững hơn.

Vào năm 2025, tất cả các đơn vị kinh doanh De Heus sẽ sử dụng : 

  • Đậu nành được chứng nhận (tuân thủ Nguyên tắc tìm nguồn cung ứng đậu nành của Fefac)
  • Cọ được chứng nhận (RSPO hoặc các nhà cung cấp có chính sách không phá rừng có thể kiểm chứng được)
  • Các nguyên liệu dầu/bột cá được chứng nhận,

De Heus cung cấp đến cho khách hàng  một loạt các lựa chọn bền vững hơn trên ở các lĩnh vực liên quan đến sản xuất thức ăn chăn nuôi. 

Giảm phát thải khí nhà kính

Biến đổi khí hậu là một thách thức mang tính toàn cầu vượt ra khỏi giới hạn mà mỗi quốc gia có thể giải quyết. Chuỗi sản xuất chăn nuôi là nguyên nhân gây ra 14,5% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu. Khí thải ở nơi này có thể ảnh hưởng đến mọi người ở nơi khác. Do đó, tất cả các tác nhân trong chuỗi giá trị cần phải tính toán một cách kĩ lưỡng về những tác động đến môi trường trực tiếp và gián tiếp liên quan đến các hoạt động trong chuỗi của mình và cung cấp dữ liệu minh bạch để cùng nhau tìm giải pháp giảm phát thải khí nhà kính.

  • Vào năm 2022, De Heus sẽ có thể tính toán, xây dựng và đặt ra các mục tiêu về lượng khí thải carbon trong các sản phẩm của mình.
  • Vào năm 2023, chúng tôi sẽ thực hiện phép đo 0 -  CO2 trên tất cả các đơn vị kinh doanh của mình. 
  • Vào năm 2023, chúng tôi có thể cung cấp cho khách hàng lời khuyên phù hợp tại trang trại chăn nuôi nhằm giảm lượng khí thải carbon ở chính trang trại của họ. Dựa trên kết quả của phép đo 0 , De Heus sẽ hình thành các mục tiêu và tìm  giải pháp để giảm lượng khí thải carbon của mình