Mục Tiêu Xanh Toàn Cầu – Ươm Mầm Cho Thế Hệ Tương Lai

05 tháng 9 2021
-
3 phút

Tại De Heus, chúng tôi cam kết hợp tác với các nhà cung cấp, khách hàng, đối tác kinh doanh, các tổ chức trong ngành cùng các bên liên quan khác nhằm hướng tới chuỗi cung ứng thực phẩm bền vững hơn, cung cấp thực phẩm an toàn, lành mạnh với giá cả phải chăng cho dân số thế giới ngày càng tăng.

Vào năm 2020, chúng tôi đã giới thiệu Chương trình Responsible Feeding (tạm dịch là Chăn Nuôi Có Trách Nhiệm). Chương trình Responsible Feeding giúp các đơn vị kinh doanh xác định và ưu tiên các cơ hội tạo nên giá trị chung trong các chuỗi cung ứng và tập trung vào các hoạt động có tầm ảnh hưởng. Quá trình thực hiện chương trình của mỗi đơn vị kinh doanh có sự hỗ trợ của bộ công cụ tiêu chuẩn. Bộ công cụ giúp họ đánh giá các vấn đề liên quan đến thị trường địa phương, từ đó phát triển các chiến lược và đề ra hoạt động cụ thể. Tuy nhiên, một số thách thức liên quan đến ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi và sản xuất protein động vật rất quan trọng để tăng cường hơn nữa tính bền vững của ngành công nghiệp nên chúng tôi quyết định rằng tất cả những đơn vị kinh doanh của De Heus đều cần phải có tham vọng mang tính toàn cầu.

Trong Hội nghị phát triển bền vững toàn cầu trực tuyến vào tháng 3 năm 2021, khoảng 200 nhân viên De Heus từ các đơn vị kinh doanh và tổ chức nhóm đã tham gia. Tại hội nghị đó chúng tôi thảo luận về những tham vọng mà De Heus có thể đặt ra để tăng tính bền vững cho các hoạt động sản xuất hàng ngày của chúng tôi, giảm tác động đến khí hậu và môi trường, tăng cường sức khỏe và phúc lợi động vật và giúp người chăn nuôi phát triển kinh doanh.

Mục Tiêu Xanh Toàn Cầu

Những tham vọng mà De Heus đã quyết định gọi nó là mục tiêu xanh toàn cầu của mình - nhằm hướng chúng tôi giải quyết một số thách thức mang tính toàn cầu mà ngành thức ăn chăn nuôi phải đối mặt. Trong hội nghị về phát triển bền vững toàn câu vừa qua, chúng tôi đã đưa ra những tham vọng về tính bền vững của nguyên liệu thô mà chúng tôi sử dụng để sản xuất, lượng khí thải carbon, giảm thiểu kháng sinh và cùng hỗ trợ người chăn nuôi phát triển hơn nữa. Chúng tôi tin rằng những vấn đề này có liên quan đến tất cả các đơn vị kinh doanh của chúng tôi và xứng đáng được hướng dẫn và phổ biến đến tất cả các nhóm thuộc tổ chức của De Heus.

De Heus muốn đạt được những tham vọng này chậm nhất là vào năm 2030, gắn liền chúng với các mục tiêu phát triển bền vững - như Liên hợp quốc đã xác định - và cho phép chúng tôi đương đầu với những thách thức khó khăn mà không thể đạt được trong một hoặc hai năm. Việc xác định các mục tiêu này cũng giúp chúng tôi tích hợp hơn nữa tính bền vững vào chiến lược phát triển của mình.

Giảm thiểu kháng sinh

Vào năm 2030, De Heus sẽ là đối tác hàng đầu và cung cấp các giải pháp chăn nuôi trong chuỗi giá trị nhằm cải thiện sức khỏe vật nuôi trong trang trại và sử dụng kháng sinh một cách có trách nhiệm. Ngoài ra, vào năm 2030, De Heus sẽ không sử dụng kháng sinh làm chất kích thích tăng trưởng hoặc như một biện pháp phòng ngừa và chúng tôi cũng sẽ không sử dụng bất kỳ loại kháng sinh quan trọng nào của con người để chữa bệnh cho vật nuôi.

Tính bền vững của nguyên liệu thô

Đến năm 2025, tất cả các đơn vị kinh doanh của De Heus sẽ sử dụng đậu nành được chứng nhận (tuân thủ theo đúng Hướng dẫn Tìm nguồn cung ứng Đậu nành của Fefac), cọ (RSPO hoặc các nhà cung cấp có chính sách không phá rừng có thể kiểm chứng) và các sản phẩm bột cá, dầu cá cũng được cung cấp bởi những nhà cung cấp có tính bền vững hơn ở các thị trường có liên quan.

Ngoài ra, De Heus sẽ bắt đầu hoặc hỗ trợ các dự án trồng rừng trên khắp thế giới nhằm ngăn chặn sự tàn phá các hệ sinh thái tự nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học.

Xem Thêm

Giảm thiểu khí thải CO2

Đến năm 2022, De Heus sẽ có thể tính toán, xây dựng và đặt ra các mục tiêu về lượng khi thải CO2 trong việc sản xuất các sản phẩm của mình, thực hiện các phép đo lường khí thải CO2 trên phạm vi các nhóm vào năm 2023 và trang bị đủ kiến thức để tư vấn cho khách hàng những giải pháp chăn nuôi phù hợp với từng trang trại nhằm giảm thiểu tối đa lượng phát thải CO2 trong các hoạt động chăn nuôi của họ.

Dựa trên kết quả của các đo lường và tính toán ở các nhóm kinh doanh của chúng tôi trên toàn cầu, chúng tôi sẽ hình thành các mục tiêu và tìm kiếm các giải pháp nhằm giảm thiểu lượng khí thải CO2 từ các hoạt động sản xuất của mình.

Nỗ lực giúp người chăn nuôi địa phương phát triển hoạt động kinh doanh

Vào năm 2030 De Heus sẽ đào tạo 100.000 người chăn nuôi và nhân viên làm việc tại các trang trại về cách quản lý trang trại chuyên nghiệp, giảm thiểu sử dụng kháng sinh, đảm bảo phúc lợi động vật, an toàn sinh học, đa dạng sinh học, chứng nhận khoảng cách toàn cầu và giảm khí thải CO2. Để đo lường hiệu quả của các khóa đào tạo này, chúng tôi sẽ phát triển KPI để đo lường tác động và lợi ích cho khách hàng của mình.

Phương pháp tiếp cận trang trại

Mỗi ngày, chúng tôi đến thăm hàng ngàn trang trại trên khắp thế giới. Các chuyên gia của De Heus đã và đang làm việc chặt chẽ với những người chăn nuôi, cung cấp những kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về mối quan hệ tương quan giữa thức ăn chăn nuôi và cách thức chăn nuôi, tư vấn về các chiến lược dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu vật nuôi và hỗ trợ quản lý trang trại. Chúng tôi tập trung hướng vào một mục tiêu: bảo đảm sức khoẻ vật nuôi và tối ưu hóa hiệu quả kinh tế cho trang trại

Xem thêm giải pháp chăn nuôi tại các trang trại

Triển khai

De Heus hiện đang trong quá trình phát triển các chỉ số và chính sách nhằm giúp các đơn vị kinh doanh của mình đạt được các Mục tiêu Xanh Toàn cầu này. Tất nhiên, chúng tôi sẽ chia sẻ thêm thông tin về quá trình thực hiện và những kết quả đầu tiên trong các đơn vị kinh doanh của mình khi có thông tin này.