Indonesia, Dùng Vi Khuẩn Để Nâng Cao An Toàn Sinh Học Trong Nuôi Trồng Tôm

30 tháng 11 2021
-
3 minutes

Hơn một thập kỉ trước, dịch bệnh liên quan tới vi khuẩn bắt đầu xuất hiện ở Indonesia, gây nên những thiệt hại đáng kể đối với ngành nuôi trồng tôm. Ông Teguh Winarno và anh Kadi Mey Ismail có sứ mệnh giúp người nuôi tôm ở địa phương tối ưu hóa an toàn sinh học và thúc đẩy năng suất của họ.

Mặc dù Forrest Gump gọi tôm bằng một cái tên trìu mến là “trái cây của biển“, loài giáp xác này lại là nhân tố chính gây nên cơn ác mộng cho người nuôi trồng thủy sản ở Indonesia. Anh Kadi khởi đầu một cách thận trọng: “Có thể nói tôm là sinh vật phức tạp.” Là Giám đốc Sản phẩm Thủy sản tại De Heus Indonesia, anh Kadi làm việc sâu sát với người nuôi tôm và nắm rõ các vấn đề cụ thể mà họ phải đối mặt.


“Với những loài cá như cá rô phi hay cá tra, chúng tôi tập trung vào việc tăng năng suất bằng cách cải thiện chất lượng thức ăn và tối ưu việc quản lý nước.” Đối với tôm, di truyền và sự nhạy cảm với dịch bệnh là yếu tố phụ có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của người nuôi, điều này khiến an toàn sinh học trở thành ưu tiên hàng đầu. Anh Kadi chỉ ra: “Khi người nuôi thu hoạch mà chất lượng của tôm thấp thì người đó sẽ không thu về bất cứ lợi nhuận nào. Người Indonesia nói thế này về người nuôi tôm: Đầu tư cao, lợi nhuận cao, nhưng rủi ro cũng cao." 

Nhờ bám sát thực tế của từng trại nuôi, anh Kadi và các đồng nghiệp mang đến cho khách hàng các sự hỗ trợ kỹ thuật phù hợp, giúp họ củng cố năng lực nuôi trồng và đạt được các mục tiêu năng suất riêng. Đội ngũ bán hàng và kỹ thuật còn làm việc sâu sát với các phòng lab địa phương để phân tích chất lượng nước trong ao của khách hàng

Chất lượng nước là yếu tố quyết định

Chất lượng nước kém có thể làm gia tăng các bệnh liên quan đến virus và vi khuẩn, trong đó có nhiều căn bệnh dễ lây lan và gây chết hàng loạt. Do những trang trại nuôi tôm thường tập trung thành cụm dày đặc, chỉ một trang trại bùng phát bệnh thỉ có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho cả vùng nuôi tôm đó.

Thói quen ăn thức ăn đặc trưng của tôm có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước. Vì tôm ăn khá chậm, lượng thức ăn còn dư ra sẽ lắng lại ở đáy ao. Nitơ - thành phần cốt lõi giúp tôm phát triển tốt - sẽ phản ứng và trở nên độc hại. Thêm vào đó, phân của tôm cũng làm cho nước ô nhiễm nặng hơn. Hơn nữa, những người nuôi tôm phụ thuộc rất nhiều vào nước biển.

Người Indonesia nói thế này về người nuôi tôm: Đầu tư cao, lợi nhuận cao, nhưng rủi ro cũng cao.

Kadi

Mey Ismail, Indosnesia

Anh Kadi chia sẻ: “Nước của chu kỳ nuôi trồng tôm được thải từ ao ra đại dương, và nước sạch được bơm lại vào trong ao. Bạn có thể tưởng tượng nguồn nước ô nhiễm thải ra từ ao sẽ ảnh hưởng đến biển như thế nào.” Hơn nữa, khả năng cao là người nuôi sẽ tự làm ô nhiễm nguồn nước của nhau do khác biệt về chu kỳ nuôi. “Nguồn nước ô nhiễm của ao này sẽ bị đưa về lại trong những ao lân cận của những người nuôi tôm khác,” anh Kadi giải thích thêm.

Synbiotics: dùng thiên nhiên chiến đầu với thiên nhiên

Khi nói đến nâng cao an toàn sinh học trong chăn nuôi tôm, phương án số một của anh Kadi và các đồng nghiệp là điều trị bổ sung dựa trên synbiotics - sự kết hợp giữa prebiotics và probiotics. Ông Teguh, Chuyên gia về Tôm tại De Heus, là bộ não đứng sau nghiên cứu cho ra đời loại synbiotics phù hợp với thị trường tôm Indonesia vào năm 2018, giải thích: “Quy trình của synbiotics gồm ba phần. Đầu tiên, vi khuẩn tồn tại sẵn trong nước ăn cám gạo, sau đó tiếp tục sinh sôi. Tiếp theo, các enzym sẽ giúp bẻ gãy protein ở trong nước, giúp tôm tiêu hóa dễ hơn. Cuối cùng, vi khuẩn ăn các chất hữu cơ chìm xuống đáy ao. Những gì còn lại sẽ là bùn hữu cơ thân thiện với môi trường, và an toàn để có thể tuần hoàn đưa trở lại đại dương. Synbiotics có thể thay thế cho các chất hóa học, và đây sẽ là một bước tiến lớn trong việc bảo vệ môi trường tốt hơn”.

Những người chăn nuôi sử dụng synbiotics đã nhìn thấy được một cải tiến lớn về tổng thể hiệu suất của trang trại. Ông Teguh nói: “Kết quả rất rõ ràng. Tỷ lệ nhiễm bệnh có thể giảm tới 70%, và khi chất lượng tổng thể của tôm được cải thiện, lợi nhuận sinh ra có thể tăng lên 20%.”

Tuy nhiên, đó không phải là một quy trình chuẩn mà người nuôi nào cũng có thể áp dụng một cách nhanh chóng. Một số người nuôi không mua được loại cám gạo cụ thể cần thiết cho quy trình synbiotics, một số khác thì không đủ khả năng đầu tư. Ông Teguh chia sẻ: “Chúng tôi dự định cung cấp synbiotics từ cơ sở sản xuất của mình để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn.”

Tìm kiếm lợi nhuận trong sự bền vững 

Thông qua sự hợp tác chuyên sâu, nhóm của ông Teguh và anh Kadi đã phát triển mối quan hệ chặt chẽ với nông dân trên khắp Indonesia và có thể hỗ trợ họ tối ưu hóa an toàn sinh học và thúc đẩy hoạt động kinh doanh bằng các nguồn lực sẵn có tại địa phương. Ông Teguh nói: “Điều quan trọng với chúng tôi là có thể hỗ trợ khách hàng tìm kiếm lợi nhuận trong sự bền vững - thông qua thức ăn và bằng kiến thức. Đó giống như một mối quan hệ đối tác lâu dài, đó chính là cách chúng tôi có thể giúp họ đạt được mục tiêu và phát triển doanh nghiệp của mình.” Cuối cùng, tất cả đều hướng đến mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi. 

“Và điều đó hoàn toàn khả thi!” Anh Kadi nói một cách phấn khích. “Chất lượng nước tốt hơn đem lại lợi ích về chất lượng sản phẩm tốt hơn. Và đó cũng có nghĩa là lợi nhuận cao hơn - không chỉ cho khách hàng, mà trong toàn bộ chuỗi giá trị nuôi trồng tôm ở Indonesia.”

Vannamei Shrimp

Với 60 - 70% diện tích là nước, cộng thêm khí hậu nhiệt đới giữ ấm nước quanh năm, và đường bờ biển gần như vô tận, Indonesia sở hữu môi trường lý tưởng cho việc nuôi tôm sú - hay còn gọi là tôm thẻ chân trắng. De Heus làm việc chủ yếu với những người nuôi tôm ở đảo Java, phía Nam và trung tâm đảo Sulawesi, phía Nam và Tây đảo Kalimantan, và Bali. Khi nhìn vào Google Maps, bạn sẽ thấy một số đường bờ biển với những trang trại nuôi tôm nằm rải rác